Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

      Thời kỳ mãn kinh là gì?
    Mãn kinh là thời điểm người phụ nữ không còn thấy chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện do buồng trứng ngừng sản xuất các hormone estrogen và progesterone. Một khi bạn đã trải qua thời kỳ mãn kinh, bạn không thể có thai được nữa.
    Khoảng thời gian trước khi người phụ nữ mãn kinh hoàn toàn được gọi là thời kỳ tiền mãn kinh. Trong khoảng thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể bị rối loạn- mất kinh một thời gian sau đó lại có. Vì vậy, dấu hiệu duy nhất để biết bạn đã mãn kinh là chu kỳ của bạn không xuất hiện trong vòng một năm (trừ khi bạn bị bệnh hoặc phải dùng thuốc dẫn tới mất kinh). Độ tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh là 51, nhưng đối với một số phụ nữ nó sẽ xảy ra sớm hơn là khi bạn 40 hoặc muộn hơn ở độ tuổi 55.
    Sau khi bước qua thời kỳ mãn kinh, là đến giai đoạn hậu mãn kinh. Hormon sinh dục nữ sẽ không thay đổi tăng giảm theo chu kỳ mà sẽ duy trì ở mức rất thấp.
    Một số phụ nữ lo lắng về thời kỳ mãn kinh, và các triệu chứng khó chịu nó có thể gây ra nhưng có rất nhiều cách để đối mặt.
    Thông thường, thời kỳ mãn kinh xảy ra một cách tự nhiên. Điều đó có nghĩa là bạn không cần phải được can thiệp y tế hay điều trị, trừ khi các triệu chứng khiến bạn thực sự khó chịu. Tuy nhiên, đôi khi, mãn kinh là do một bệnh nào đó hay bởi thuốc. Nếu vậy, bạn cần tìm đến bác sĩ để cảm thấy thoải mái và chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của mình.

Tiền mãn kinh là gì?
    Tiền mãn kinh là khoảng thời gian trước giai đoạn mãn kinh của một người phụ nữ. Kinh nguyệt có thể dừng lại và sau đó lại có. Ở phụ nữ tiền mãn kinh sẽ có những thay đổi về nồng độ estrogen và progesterone, hai kích thích tố nữ được sản sinh ra tại buồng trứng. Những thay đổi này có thể dẫn đến các triệu chứng như bốc hỏa, rối loạn vận mạch…có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi người phụ nữ không có kinh.
Các triệu chứng
    Mãn kinh ảnh hưởng đến mỗi người phụ nữ theo một cách khác nhau. Một số phụ nữ không có triệu chứng, nhưng một số lại có những sự thay đổi nhất định.
Một số thay đổi có thể bắt đầu trong những năm gần thời kỳ mãn kinh bao gồm:
    • Rối loạn Kinh nguyệt. Chu kỳ kinh của bạn có thể mau hơn hoặc thưa hơn, kéo dài ngày hoặc ít ngày hơn và chảy máu nhiều hay ít đi. Đừng cho rằng thiếu một vài chu kỳ có nghĩa là bạn đang bắt đầu ở thời kỳ mãn kinh. Hãy kiểm tra xem có phải bạn đang mang thai hoặc có bệnh gì gây mất kinh không. Ngoài ra, nếu bạn không có kinh trong thời gian một năm và có chảy máu bất thường, hãy  đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn
    • Bố hỏa. cảm giác nóng bừng mặt, đây là cảm giác tăng đột ngột nhiệt độ ở phần trên hoặc toàn bộ cơ thể của bạn. 
    • Khó ngủ. Bạn có thể thấy khó mà ngủ hết đêm, đổ mồ hôi vào ban đêm, đó là do những cơn nóng làm cho bạn đổ mồ hôi trong khi ngủ. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi hơn vào ban ngày.
    • Các vấn đề về âm đạo và tiết niệu. Những vấn đề này có thể bắt đầu hoặc tăng nặng hơn trong khoảng thời gian xung quanh thời kỳ mãn kinh. Thành âm đạo của bạn có thể khô hơn và mỏng hơn vì nồng độ estrogen thấp. Estrogen cũng giúp bảo vệ bàng quang và niệu đạo. Khi lượng estrogen giảm đi, việc quan hệ tình dục có thể trở nên không thoải mái. Bạn cũng có thể dễ bị nhiễm trùng âm đạo hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu hơn. Một số người bị đi tiểu nhiều hơn hoặc bị tiểu không tự chủ khi cười nhiều hoặc hắt hơi.
    • Thay đổi tâm trạng. Bạn có thể dễ thay đổi tâm trạng, cảm thấy cáu kỉnh, dễ khóc. Nếu bạn đã từng trải qua sự thay đổi tâm trạng trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt, hoặc bị trầm cảm sau khi sinh, bạn có thể gặp nhiều vấn đề về tâm trạng trong thời gian mãn kinh hơn. Thay đổi tâm trạng lúc này cũng có thể đến từ sự căng thẳng, thay đổi trong gia đình, hoặc cảm thấy mệt mỏi.
    • Thay đổi cảm xúc về tình dục. Một số phụ nữ cảm thấy giảm ham muốn
    • Loãng xương. Đây là tình trạng mà xương của bạn mỏng và yếu hơn. Nó có thể dẫn đến giảm chiều cao và dễ gãy xương.
    • Những thay đổi khác. Bạn có thể hay quên hoặc khó tập trung. Bạn có thể giảm cơ bắp và tăng chất béo, tăng kích thước vòng eo. Khớp và cơ bắp của bạn cũng có thể cảm thấy cứng và đau nhức. Những thay đổi này là kết quả của nồng độ estrogen thấp hơn của thời kỳ mãn kinh hay là kết quả của quá trình lão hóa.

Theo dõi các triệu chứng của bạn
    Hãy viết ra các triệu chứng của bạn có liên quan đến thời kỳ mãn kinh, những triệu chứng đó có thường xuyên diễn ra không, và có ảnh hưởng đến bạn nhiều không.
Những thay đổi trong cơ thể của bạn những năm gần mãn kinh làm tăng tỉ lệ mắc một căn bệnh nào đó. Nồng độ thấp estrogen và những thay đổi khác liên quan đến lão hóa (như tăng cân) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và loãng xương.
Có rất nhiều việc bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe của bạn trong những năm gần mãn kinh:
    • Chế độ ăn uống cân bằng. Hãy nhớ một số điểm quan trọng sau:
Những người có tuổi cần nhiều chất dinh dưỡng nhưng có xu hướng cần ít calo năng lượng. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cân bằng.
Phụ nữ trên 50 cần 2,4 microgram (mcg) vitamin B12 và 1,5 mg vitamin B6 mỗi ngày. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần một loại vitamin bổ sung.
Sau khi mãn kinh, nhu cầu canxi của một người phụ nữ tăng lên để duy trì sức khỏe của xương. Phụ nữ 51 tuổi trở lên cần được cung cấp 1.200 milligrams (mg) của canxi mỗi ngày. Vitamin D cũng quan trọng với sức khỏe của xương. Phụ nữ 51- 70 cần 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày. Phụ nữ độ tuổi từ 71 tuổi trở lên và cần 800 IU vitamin D mỗi ngày.
    • Tập thể dục. Tập thể dục có thể giúp cải thiện sức khỏe xương, tim mạch, tâm trạng của bạn và nhiều hơn thế nữa.
    • Bỏ hút thuốc lá. Hút thuốc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn theo nhiều cách, trong đó có cả việc làm tổn hại xương của bạn. Tránh xa khói thuốc lá và cai thuốc lá nếu bạn nghiện.
    • Chăm sóc sức khỏe phụ khoa. Bạn vẫn sẽ cần được khám phụ khoa sau khi mãn kinh. Tùy thuộc vào tiền sử sức khỏe của bạn có thể cần tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa phụ khoa.